Trái phiếu là gì ? Tổng quan kiến thức về trái phiếu.

Bạn đang tìm hiểu về thị trường chứng khoáng? Bạn chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn nghe rất nhiều người nói trái phiếu, cổ phiếu, cổ tức, bài viết này chúng tôi sẽ cho bạn biết sơ lược về trái phiếu là gì? Đặc điểm của trái phiếu? Các phân loại về trái phiếu. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Trái phiếu là gì? Tổng quan kiến thức về trái phiếu.” 

Trái phiếu là gì?

  • Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay..

Ví dự mịnh hoạ về trái phiếu là gì?

Tham khảo một số gói đầu tư lợi nhuận lên đến 40%/ năm

Đặc điểm của trái phiếu

  • Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ, và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành.
  •  Bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái chủ hoặc trái phiếu. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ được gọi là trái phiếu ghi danh hoặc có thể không ghi tên thì được gọi là trái phiếu vô danh.
  •  Người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền được gọi là trái chủ, trái chủ không được quyền can thiệt vào việc người phát hành trái phiếu sử dụng vốn như thế nào. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán số nợ như cam kết trong hợp đồng vay.
  •  Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp hay còn được gọi là trái phiếu doanh nghiệp, một tổ chức chính quyền công như: chính quyền (gọi là công trái hay trái phiếu chính phủ); kho bạc nhà nước (còn gọi là trái phiếu kho bạc).
  •  Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho những người nắm giữ Trái Phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.

Với những đặt điểm trên, trên phương diện của một nhà đầu tư thì trái phiếu có tính ổn định và chứng đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn rất nhiều.

Tham khảo các ưu đãi lớn mà công ty dành cho khách hàng 

 Phân loại trái phiếu

Việc phân loại trái phiếu sẽ còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của trái phiếu khác nhau như: người phát hành trái phiếu, hình thức, mức độ đảm bảo thanh toán, lợi tức, tính chất trái phiếu.

1. Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu.

  • Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của người mua, và trong sổ sách của người phát hành theo đặc điểm của trái phiếu.
  • Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua. Và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi từ trái phiếu vô danh.

2. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành.

Trái phiếu bảo đảm: Loại trái phiếu mà người phát hành sử dụng 1 tài sản có giá trị làm vật bảo đảm cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền mà người phát hành còn nợ lại. Tùy theo đặc điểm của trái phiếu mà trái phiếu bảo đảm thường gồm vài loại chủ yếu sau:

  • Trái phiếu có tài sản cầm cố: Loại trái phiếu đảm bảo bằng việc người phát hành cầm cố 1 bất động sản nhằm đảm bảo thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố sẽ lớn hơn tổng số mệnh giá của các trái phiếu phát hành nhằm bảo vệ quyền lợi cho trái chủ
  • Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Loại trái phiếu được đảm bảo bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo.

Trái phiếu không bảo đảm: Loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bào mà chỉ được bảo đảm bằng uy tín của người phát hành trái phiếu.

3. Phân loại dựa theo tính chất trái phiếu.

  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: loại trái phiếu có kèm với phiếu có phép trái chủ được quyền chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu với số lượng nhất định.
  • Trái phiếu có thể mua lại: Loại trái phiếu cho phép nhà phát hành có quyền mua lại một hoặc toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
  • Trái phiếu có thể chuyển đổi: Loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ có quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về tỷ lệ, thời gian khi mua trái phiếu.

4. Phân loại theo người phát hành.

  • Trái phiếu của doanh nghiệp: Là các trái phiếu được doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phát hành nhằm tăng vốn hoạt động. Trái phiếu của doanh nghiệp có nhiều loại và đa dạng. Hình thức đầu tư trái phiếu này có mức rủi ro trung bình, tuỳ vào nhà đầu tư có kiến thức và tầm nhìn dài hạn như thế nào.
  • Trái phiếu của Chính phủ: nhằm đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Chính phủ phát hành trái phiếu với mục đích huy động tiền nhàn rỗi của dân, các tổ chức kinh tế –  xã hội. Chính phủ được xem là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được xem là loại chứng khoán rủi ro ít nhất.
  • Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng: Các tổ chức này có thể được phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn hoạt động

5. Phân loại lợi tức trái phiếu.

  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức sẽ được trả trong những kỳ có sự khác nhau. Và được tính theo 1 lãi suất có sự biến đổi theo lãi suất tham chiếu của trái phiếu.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không: Loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi. Nhưng được mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá (mua chiết khấu). Và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn theo quy định.
  • Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu mà lợi tức được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.

Tóm lại vấn đề thì bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ, việc đầu tư vào trái phiếu cũng là một hình thức sinh lợi nhuận tốt mà mức rủi ro thấp, nếu bạn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thì bạn cần nắm rõ các chỉ số thống kê tăng trường mà doanh nghiệp cung cấp cho bạn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần nắm thêm kiến thức về một số quy định khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tham khảo thêm bài viết này nhé.

Chúng tôi cũng rất cảm ơn bạn vì đã dành chút thời gian vào đọc bài viết, sau khi đọc xong tôi tin bạn sẽ nắm rõ về kiến thức mà chúng tôi muốn truyền tải cho bạn. Hãy hành động dũng cảm với kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn rút ra kết luận sau khi đã phân tích số liệu kỹ lưỡng và rất tin tưởng vào nhận định của mình thì hãy hành động. Mặc kệ người khác có do dự vì quan điểm khác biệt. Đám đông không đồng quan điểm với bạn không có nghĩa là bạn sai. Ngược lại, bạn có thể đúng vì các dữ kiện và lý do đưa ra kết luật là đúng.Trái phiếu là gì

Nguồn : Xem thêm

Kiến thức đầu tư

Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.

ContentsTrái phiếu là gì?Đặc điểm của trái phiếu Phân loại trái phiếu1. Phân loại dựa vào [...]

Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023

ContentsTrái phiếu là gì?Đặc điểm của trái phiếu Phân loại trái phiếu1. Phân loại dựa vào [...]

Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín

Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]

3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex

Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]

Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]

5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex

Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]

Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?

Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]

3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex

Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]