Trái phiếu doanh nghiệp và mức độ rủi ro trong năm 2021

Trái phiếu là một trong những hình thức đầu tư ít rủi ro nhất, nhưng có một số loại trái phiếu lại mang tiềm ẩn sự rủi ro trong đó như trái phiếu . Bài viết này “Trái phiếu doanh nghiệp và mức độ rủi ro” tham khảo bài viết đề biết thêm thông tin.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với chủ sở hữu.

Đối tượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là các công ty cổ phần ,công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành TPDN

Một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng và xổ số, doanh nghiệp nhà nước thì ngoài việc tuân thủ quy định về phát hành trái phiếu và phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Bài viết liên quan: Trái phiếu là gì ? Tổng quan kiến thức về trái phiếu.

Các điều kiện và đặc điểm khi phát hành trái phiếu

Kỳ hạn

  • Doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tinh hình của thị trường.

Khối lượng phát hành

  • Tùy vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và khả năng huy động của thị trường.

Đồng tiền và thanh toán trái phiếu

  • Trái phiếu trong nước, thì đồng tiền phát hành là tiền Việt Nam Đồng
  • Đối với Trái phiếu quốc tế thì việc phát hành thực hiện theo quy định của thị trường phát hành
  • Đồng tiền thanh toán lãi suất trái phiếu cùng loại với đồng tiền phát hành.

Mệnh giá

  • Với trái phiếu doanh nghiệp trong nước thì mệnh giá là 100.000 (một trăm nghìn đồng)
  • Mệnh giá của thị trường nước ngoài thực hiện theo mệnh giá của nước ngoài.

Hình thức trái phiếu

  • Được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ, dữ liệu điện tử

Lãi suất danh nghĩa trái phiếu

  • Lãi suất danh nghĩa có thể xác định theo các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu, thả nổi, hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.
  • Trong trường hợp lãi suất danh nghĩa thả nổi là doanh nghiệp phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu.
  • Doanh nghiệp sẽ quyết định lãi suất phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ

Lãi suất trái phiếu  do các tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị Định còn phải phù hợp với lãi suất Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

Loại hình trái phiếu

  • Trái phiếu chuyển đổi: là trái phiếu đảm bảo và trái phiếu không đảm bảo, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc không kèm theo chứng quyền.
  • Trái phiếu không chuyển đổi về hình thức vẫn giống như trái phiếu chuyển đổi vậy

trái phiếu doanh nghiệp

Rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Trong năm 2020 thì con sốt đầu từ vào TPDN tăng vọt, với mức lãi suất cao từ trái phiếu nên đa phần các nhà đầu tư gửi tiết kiệm đều chuyển hướng sang đầu tư trái phiếu.

Lượng TPDN được các ngân hàng bảo lãnh thanh toán với các lãi suất kỳ hạn như một tháng là 5.5%/năm , 3 tháng là 7.2%/năm, 6 tháng là 8.2%/năm và 12 tháng là 8.7%/năm.

Ví dụ với số tiền 500 triệu chuyển từ gửi tiết kiệm sang trái phiếu, bạn vừa được lãi suất cao, mà còn được rút tiền linh hoạt sau một tháng.

Trong khu lãi suất tiết kiệm giảm thì ngược lại các công ty phát hành trái phiếu với mức lãi suất cao là hấp dẫn. Trong khi mức gửi tiết kiệm nhân hàng giảm xuống còn 7.5%/năm thì TPDNệp có mức lãi suất lên đến 13%/năm thậm chí có một số doanh nghiệp bất động sản có mức lãi suất lên đến 20%/năm.

Theo ghi nhận của DĐDN nếu trái phiếu của doanh nghiệp chào bán ra công chúng thông thường các nhà đầu tư được cung cấp thông tin doanh nghiệp khá đầy đủ. Tuy nhiên với trái phiếu bán lẻ “trà trộn” với cái gói sản phẩm của ngân hàng và các công ty chứng khoán cùng bán, có nhiều doanh nghiệp không hoàn toàn phát triển thậm chí các chuyên gia còn cho rằng đây là trường hợp mà bên bán đẩy người mua vào thế “nắm dao đằng lưởi”.

Các chuyên gia còn nhận định rằng khi nhóm ngân hàng và các công ty bất động sản liên tục dẫn đầu trong thị trường trái phiếu có thể thấy thị trường trái phiếu đang tồn tại một hiện tượng là những doanh nghiệp nào “thiếu chuẩn” vay ngân hàng thì sẽ dồn sức vay qua trái phiếu

Nhiều công ty bất động sản còn đẩy rủi ro cho các nhà đầu tư khi họ tham gia mua trái phiếu mà không có tài sản đảm bảo.

Với việc mua trái phiếu hiện nay thì các nhà đầu tư đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, vì họ gần như không thể nào nắm rõ được “tình trạng sức khoẻ” của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Các nhà đầu tư sẽ không biết được các doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn lưu động ra sao và mức độ hiệu quả sẽ như thế nào.

Nếu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ở Việt Nam bị phá sản thì nguy cơ các nhà đầu tư trái phiếu sẽ bị mất trắng vì các doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có nguồn tài sản đảm bảo, không được bảo lãnh thanh toán.

Còn về vấn đề ngân hàng bảo lãnh thì có một số ngân hàng cam kết bảo lãnh thanh toán nhưng các điều khoản bảo lãnh cũng rất lắt léo.

Các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ việc ngân hàng bảo lãnh là bảo lãnh một phần hay bảo lãnh toàn phần, bảo lãnh vô điều kiện.

Hiện nay các hợp đồng trái phiếu có thể lên đến hàng trăm trang việc các nhà đầu tư nắm hết thông tin là điều không thể, vì vậy khi bạn đầu tư vào TPDN tốt nhất là nên nhờ một công ty tư vấn hoặc các chuyên gia tài chính phổ cập thêm vấn đề cho bạn thì sẽ tốt hơn.

Bài viết này là một số kiến thức về việc lạm phát trái phiếu của một số các doanh nghiệp, có thể các nhà đầu tư biết là thị trường trái phiếu ít rủi ro nhưng sẽ luôn tiềm ẩn một số rủi ro mà chúng ta không thể nào biết được, các nhà đầu tư nên tìm hiểu đủ thông tin khi mua trái phiếu của một doanh nghiệp nào đó hoặc có thể nhờ các chuyên gia tài chính tư vấn thêm.

Lời khuyên từ các chuyên gia khi đầu tư vào trái phiếu

Ai trong chúng ta cũng muốn kiếm được lợi nhiều nhất từ thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, vì thị trường chính là chúng ta, vậy nên nếu trong chúng ta có kẻ thắng, thì tức là sẽ có người thua.

Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn đầu tư thông minh, tăng nguồn thu nhập dễ dàng

Nguồn thông tin: Xem thêm

Kiến thức đầu tư

Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.

ContentsTrái phiếu doanh nghiệp là gì?Đối tượng phát hành trái phiếu doanh nghiệpCác điều kiện [...]

Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023

ContentsTrái phiếu doanh nghiệp là gì?Đối tượng phát hành trái phiếu doanh nghiệpCác điều kiện [...]

Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín

Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]

3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex

Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]

Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]

5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex

Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]

Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?

Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]

3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex

Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]