Đa dạng hoá đầu tư là gì?
Đa dạng hoá đầu tư là một phương thức phòng ngừa rủi ro trong quá trình đầu tư trên thị trường tài chính. Cụ thể, khi một nhà đầu tư thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình, thay vì chỉ đầu tư 100 nghìn USD vào một tài sản nhất định, nhà đầu tư đó sẽ thực hiện chia số tiền 100 nghìn USD của mình vào nhiều loại tài sản khác nhau theo các tiêu chí nhất định.
Việc đa dạng hoá danh mục còn có cách gọi dân giã là “Đừng bỏ hết trứng vào một giỏ”.
Có nhiều phương pháp đa dạng hoá danh mục đầu tư khác nhau tuy nhiên chúng đều cho ra một kết quả là sẽ cải thiện hiệu suất đầu tư với cùng một khoản tiền ban đầu.
Các nghiên cứu học thuật đã chỉ ra rằng kỹ thuật đa dạng hoá danh mục sẽ khiến mức lợi nhuận bình quân trong dài hạn cao hơn và mức độ rủi ro của toàn bộ danh mục giảm đi (khi một tài sản trong danh mục giảm giá sẽ được bù đắp bởi sự tăng trưởng của tài sản khác khiến rủi ro toàn danh mục được giảm bớt).
Đa dạng hoá đầu tư là một phương thức phòng ngừa rủi ro trong quá trình đầu tư trên thị trường tài chính.
Tại sao cần phải đa dạng hoá danh mục đầu tư?
Cải thiện lợi nhuận đầu tư trong dài hạn
Có một thực tế trên thị trường tài chính đó là không có tài sản nào có thể giữ nguyên được tốc độ tăng trưởng ổn định trong một khoảng thời gian dài hạn. Một ví dụ điển hình có thể kể tới chỉ số S&P500, một chỉ số chứng khoán đã và đang trải qua một siêu chu kỳ tăng trưởng kéo dài hàng chục năm.
Bản thân S&P500 cũng đã là một tài sản có mức độ đa dạng hoá cao bởi chứa nhiều cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau.
Tuy vậy, trong những giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng của rổ chỉ số này cũng cho thấy dấu hiệu chậm lại. Trong giai đoạn từ 1990-2000, tốc độ tăng trưởng của S&P500 (trung bình 5 năm) đã tăng từ 10% lên tới đạt gần 30% vào cuối những năm 90. Sau đó trong giai đoạn 2000-2012, tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt từ 0% đến 10%.
Cải thiện lợi nhuận đầu tư trong dài hạn
Khi đó đa dạng hoá danh mục sẽ giúp cho nhà đầu tư bổ sung thêm những tài sản với mức rủi ro, biến động lớn cùng với tiềm năng tăng trưởng cao hơn từ đó là cơ sở cho việc gia tăng lợi nhuận trong dài hạn.
Hạn chế được rủi ro
Khi sở hữu nhiều tài sản khác nhau trong danh mục đầu tư thì rủi ro sẽ được phân tán không còn tập trung vào một tài sản nhất định.
Một ví dụ đơn giản có thể kể tới như sau:
- So sánh một danh mục gồm 100% LUNA và một danh mục gồm 50% LUNA và 50% tiền mặt.
- Khi sự kiện LUNA sụp đổ diễn ra danh mục gồm 100% LUNA sẽ mất gần như toàn bộ giá trị trong khi danh mục còn lại vẫn còn 50%.
- Như vậy, rủi ro đã được phân tán.
Một ví dụ khác biểu thị cho lợi ích hạn chế được rủi ro khi thực hiện đa dạng hoá với phương pháp đầu tư vào nhiều lớp tài sản khác nhau. Thông thường khi rủi ro hệ thống xảy ra với một lớp tài sản nhất đinh, hầu hết toàn bộ tài sản thuộc lớp đó sẽ bị bán tháo.
Do đó khi đa dạng hoá danh mục bằng cách đầu tư vào nhiều lớp tài sản khác nhau thì sẽ tránh được rủi ro này.
Các cách thức đa dạng hoá danh mục
Các cách thức đa dạng hoá danh mục
Có nhiều phương pháp có thể được áp dụng để đa dạng hoá danh mục đầu tư, một trong số những cách thức phổ biến có thể kể tới như sau:
Đa dạng hoá qua nhiều lớp tài sản, đây là cách thức phổ biến nhất. Thông thường, các nhà quản lý quỹ đầu tư sẽ phân bổ nguồn vốn vào nhiều tài sản khác nhau bao gồm:
- Cổ phiếu
- Trái phiếu
- Bất động sản
- Hàng hoá
- Tiền
- Các loại tài sản khác
Đối với một loại tài sản cụ thể (ví dụ như cổ phiếu), thì có thể thực hiện đa dạng hoá thông qua việc sở hữu các cổ phiếu thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau. Hay đối với trái phiếu, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện đa dạng hoá thông qua sở hữu nhiều loại trái phiếu với thời gian đáo hạn khác nhau, hoặc do các tổ chức khác nhau phát hành (chính phủ, doanh nghiệp, …)
Tóm lại, có nhiều cách thức khác nhau có thể được sử dụng để đa dạng hoá danh mục. Tuỳ vào mục đích và điều kiện cụ thể, các nhà đầu tư có thể tiếp cận với các cách thức khác nhau để đạt được tối đa lợi ích của mình.
Các nhà đầu tư có thể tiếp cận với các cách thức khác nhau để đạt được tối đa lợi ích của mình
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Thế giới Tài Sản. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Kiến thức đầu tư
Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.
ContentsĐa dạng hoá đầu tư là gì?Đa dạng hoá đầu tư là một phương thức [...]
Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023
ContentsĐa dạng hoá đầu tư là gì?Đa dạng hoá đầu tư là một phương thức [...]
Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín
Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]
3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex
Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]
Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục
Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]
5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex
Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]
Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?
Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]
3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex
Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]