Tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và giá trị của tài sản ròng.

Bạn có biết giá trị tài sản ròng là gì không? Giá trị tài sản ròng rất quan trọng nhưng để hiểu cặn kẽ thì ít ai làm được. Để biết hơn ý nghĩa của giá trị tài sản ròng đối với một doanh nghiệp, một công ty là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé. Thegioitaisan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về giá trị này.

Giá trị tài sản ròng là gì?

  • Giá trị tài sản ròng ( Tiếng anh là Net Worth) là giá trị của tất cả các tài chính và phi tài chính đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Trong đó tài sản bao gồm tiền mặt và các khoản đầu tư, bất động sản, xe ô tô hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà bạn sở hữu. Nợ chưa thanh toán hay nợ phải trả là những gì bạn nợ trên các tài sản đó – bao gồm các khoản vay mua xe, thế chấp của bạn và nợ vay bạn bè, người thân. Bất kỳ cá nhân nào cũng có Net Worth (thậm chí giá trị này có thể âm).
  • Giá trị tài sản ròng là công cụ đánh giá chính xác nhất so với tất cả các mức thang đánh giá về tiền bạc mà bạn sở hữu. ). Nó có thể áp dụng cho cá nhân, công ty, chính phủ hoặc toàn bộ quốc gia.
Tài sản ròng là gì

Chúng tôi có các gói đầu tư giúp tăng thu nhập của bạn lên 40%/năm tham khảo ngay các gói đầu tư.

Tài sản ròng được định nghĩa với từng đối tượng

Tài sản ròng đối với từng đối tượng khác nhau sẽ mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau và bạn có thể hiểu thêm về tài sản ròng qua tất cả các giá trị này.

Giá trị đối với cá nhân

  • Đối với cá nhân, giá trị tài sản ròng hay của cải chính là giá trị tài sản của cá nhân trừ đi những khoản nợ. Có thể lấy ví dụ về những tài sản ròng của cá nhân sẽ được tính vào giá trị ròng của họ bao gồm những khoản tiền hưu trí, những khoản tiền được đầu tư, nhà đất hay xe cộ, tiền mặt, trang sức, vàng bạc…tiền tiết kiệm.
  • Nợ của cá nhân phải trả sẽ bao gồm nợ đảm bảo là nợ được thế chấp tài sản và nợ không có đảm bảo như vay tiêu dùng hay nợ cá nhân.
  • Thông thường các tài sản vô hình như bằng cấp giáo dục, các chứng chỉ sẽ không được tính vào tài sản ròng mặc dù những tài sản vô hình đó lại góp phần tích cực vào tình hình tài chính của một cá nhân nào đó.

Giá trị đối với công ty

  • Giá trị tài sản Net Worth trong kinh doanh với công ty, doanh nghiệp nào đó sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng.
  • Giá trị này dựa trên giá trị của tất cả những tài sản và nợ mà doanh nghiệp đó sẽ phải trả và con số đó sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính mà họ thực hiện.
  • Ngoài ra các khoản lỗ lũy kế trong bảng cân đối kế toán nếu vượt quá đối với số vốn của chủ sở hữu của các cổ đông thì đồng nghĩa với việc giá trị tài sản đó sẽ bị âm, cổ đông đầu tư nói riêng bị lỗ.

Giá trị đối với chính phủ

  • Tất cả tài sản và nợ trong bảng cân đối kế toán cũng có thể được xây dựng cho các Chính Phủ.
  • So với nợ Chính Phủ thì giá trị ròng sẽ là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính của Chính phủ đó.

Giá trị đối với quốc gia

  • Giá trị tài sản ròng của 1 quốc gia sẽ là tổng giá trị tài sản ròng của tất cả các công ty + cá nhân cư trú tại quốc gia + tài sản ròng của chính phủ. Giá trị này sẽ cho thấy sức mạnh về tài chính cũng như sự phát triển của quốc gia đó.

Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng

  • Thể hiện vị trí thật sự, chính xác trên mọi thang đo về tiền bạc. Nó là thước đo của sự giàu có hoặc nghèo, thể hiện tài chính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ, quốc gia. Giúp theo dõi biến động tài chính của mình. Giá trị tài sản ròng là con số cụ thể và được tính toán một cách chính xác nên có thể theo dõi được sự tiến triển của tài chính ở mức nào. Giúp cân bằng được thu và chi.
  • Nhiều người chỉ chú trọng nhìn vào thu nhập của mình mà không để ý đến những khoản chi phí mình cần chi tiêu nên dù thu nhập tăng dần nhưng giá trị tài sản còn lại cũng chỉ đi ngang hoặc thậm chí còn giảm đi. Hãy nhớ rằng sự giàu có của bạn không thể hiện ở số tài sản bạn đang sở hữu, cũng không thể hiện ở số nợ mà bạn đang gánh chịu mà nó là hiệu của 2 con số này. Là một tiêu chí để đánh giá về hồ sơ vay và quyết định có duyệt khoản vay này hay không.

Công thức tính giá trị tài sản ròng.

Công thức tính giá trị ròng Net Worth sẽ bằng:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Ví dụ: Một công ty A có khoản nợ cần trả là 10 triệu USD và tài sản ròng Net Worth là 30 triệu USD thì giá trị tài sản ròng của cổ đông công ty sẽ là:

30 triệu USD – 10 triệu USD = 20 triệu USD

Cách tính giá trị ròng Net Worth không hề khó nên bạn hoàn toàn có thể tính được nếu tính ra tổng tài sản và số nợ mà cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ có.

Vậy làm thế nào để tính được giá trị tài sản ròng

Để tính được giá trị tài sản ròng mặc dù không khó theo công thức nhưng quá trình để đi được đến công thức đó cũng không dễ. Sau đây sẽ là:

Cách tính tổng tài sản ròng.

  • Tài sản lưu động: Loại tài sản này sẽ gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi hay các khoản tiền tương đương khác.
  • Các khoản đầu tư hưu trí: Bao gồm các chương trình đầu tư hưu trí không bắt buộc hay bảo hiểm xã hội.
  • Các tài sản đầu tư khác: Đây là những khoản đầu tư không dành cho mục đích hưu trí.
  • Bất động sản: Nơi cư trú chính của bạn được định giá tại nơi đó, những bất động sản khác bạn dành cho việc đầu tư hay nghỉ dưỡng v.v… Bạn có thể tham khảo vài trang web định giá bất động sản tại Việt Nam như: gachvang.com, dinhgianhadat.vn…
  • Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh: Nếu sở hữu doanh nghiệp của mình hãy cộng giá trị ròng của doanh nghiệp với bất kỳ tài sản kinh doanh quan trọng nào mà bạn có. Tuy nhiên, các khoản này không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển thành tiền mặt nên hãy cân nhắc thận trọng.
  • Tài sản cá nhân: Có thể là ô tô, đồ trang sức, đồ đạc… Nhiều người vì không muốn bán và bán không có giá trị nhiều nên đôi khi không đưa vào. Bạn có thể cân nhắc để tính toán cho kỹ.
  • Các khoản cho vay cá nhân: Bao gồm những khoản bạn đã cho gia đình, bạn bè hoặc các cộng sự kinh doanh vay mượn. Bạn chỉ nên tính số cho vay bạn có khả năng thu hồi lại mà thôi.
  • Tài sản khác: Đây là những tài sản không có trong bất cứ nhóm nào ở trên, ví dụ giá trị hoàn lại từ bảo hiểm nhân thọ.

Tính tổng tất cả nợ phải trả

  • Vay thế chấp: Thường là khoản vay mua xe, mua nhà hoặc là khoản mà bạn thế chấp đầu tư hoặc mua tài sản giải trí nào đó.
  • Vay trả góp: Thường là khoản vay mua xe hoặc mua nhà hay cũng có thể là vay mua các món khác như xe máy, đồ điện tử hay đồ gia dụng.
  • Nợ thẻ tín dụng: Bạn sẽ cần thường xuyên tìm hiểu về khoản nợ này vì dư nợ thay đổi liên tục.
  • Vay kinh doanh: Nếu như bạn vay với tư cách cá nhân thì nó sẽ được tính vào giá trị ròng của bạn vì chính bạn sẽ phải trả khoản nợ này.
  • Vay cá nhân: Bao gồm các khoản bạn mượn từ bạn bè, người thân hoặc có thể là cộng sự kinh doanh.
  • Những khoản nợ khác: Bao gồm bất kỳ khoản nợ nào khác không nằm trong các nhóm trên hay nghĩa vụ Thuế mà bạn sẽ phải nộp.

Sau cùng khi bạn đã tính được tổng tất cả tài sản và tổng tất cả nợ phải trả thì bạn chỉ cần lấy tổng tài sản – tổng tất cả nợ phải trả là ra được tài sản ròng của bạn. Khi bạn tính được rồi thì căn cứ vào đó để thực hiện mục đích riêng của bạn.

Sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu tường tận thế nào là giá trị tài sản ròng rồi. Chính vì nó là thước đo quan trọng nhất đề xác định tài chính của 1 cá nhân hay 1 tổ chức nên bất cứ ai, đặc biệt là những người làm ngành tài chính hay kinh doanh đều phải nắm rõ kiến thức về thuật ngữ này. Chúng tôi chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết, điều chúng tôi hi vọng là bài viết này có thể bổ sung kiến thức đề phục vụ vào cuộc sống hằng ngày của các bạn.

Bài viết liên quan: 7 cách giúp bạn đầu tư tài chính hiệu quả.

Nguồn: Tham khảo bài viết

Kiến thức đầu tư

Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.

ContentsGiá trị tài sản ròng là gì?Tài sản ròng được định nghĩa với từng đối [...]

Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023

ContentsGiá trị tài sản ròng là gì?Tài sản ròng được định nghĩa với từng đối [...]

Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín

Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]

3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex

Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]

Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]

5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex

Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]

Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?

Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]

3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex

Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]