Với 300 triệu khách hàng từ 180 quốc gia, mức tăng trưởng hơn 30%/năm, kinh doanh trên Amazon đang là một trong những kênh bán hàng hấp dẫn nhất toàn cầu, thu hút hàng triệu người bán hàng khắp thế giới.
Với thế mạnh về chủng loại hàng hóa đa dạng, chất lượng hàng đầu đi cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Amazon đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất thế giới với hàng triệu người mua sắm mỗi ngày. Điều đó khiến cho việc kinh doanh trên Amazon trở nên hấp dẫn.
Điều kiện cần và đủ để kinh doanh trên Amazon
Khi bán hàng trên Amazon, người bán phải cung cấp chính xác địa chỉ, thông tin hàng hóa, thời gian giao hàng và cũng như hãng vận chuyển.
Giao hàng tận nơi cho khách hàng hàng, gần như đây là yêu cầu bắt buộc. Bạn phải nắm được hình thức vận chuyển, các khoản phí xuất nhập khẩu hàng hóa, các phụ phí liên quan và thời gian hàng cho 1 đơn hàng. Người nhận chỉ nhận hàng và sẽ không trả cho các khoản phí phát sinh
Chăm sóc khách hàng. Ngoài am hiểu về sản phẩm, bạn phải có vốn tiếng Anh cơ bản để trả lời khách hàng. Và đáp ứng thời gian trả lời nhanh chóng trong vòng 24h cho người mua hàng.
Các khoản phụ phí, phí vận chuyển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt,…người bán phải nắm rõ. Và sẽ xuất VAT khi người mua yêu cầu
Quy định bán hàng. Bạn phải cung cấp hình ảnh bản quyền: các sản phẩm được đăng bán phải có hình ảnh thực, chi tiết. Cụ thể đối với mặt hàng handmade, bạn cần phải cung cấp hình ảnh sản phẩm rõ ràng ( trong điều kiện mới ) cùng với miêu tả cụ thể.
Những khó khăn của doanh nghiệp khi bán hàng trên Amazon tại Việt Nam
Doanh nghiệp trong nước đang có cơ hội tiếp cận thị trường thương mại điện tử toàn cầu khi Amazon chính thức đặt chân vào Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội “lên sàn” chỉ dành cho một phần nhỏ doanh nghiệp thực sự sẵn sàng và có sự chuẩn bị chu đáo.
Chưa có nhìn nhận chính xác về những cơ hội mà Amazon mang lại
Thiếu nguồn lực tài chính hoặc không dám đầu tư
Tỉ lệ mở tài khoản Amazon tại Việt Nam thành công rất thấp
Khó khăn trong tối ưu việc vận chuyển đối với hàng hóa quá khổ, việc đăng ký giấy phép, quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng quốc tế
Chưa có đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và am hiểu về Thương mại điện tử
Quá nhiều công việc cần phải làm, người bán không biết bắt đầu từ đâu
Người bán cần phải am hiểu rất nhiều thứ từ tâm lí khách hàng, cho đến các thủ tục, hay cả về style hình ảnh, mã vạch, quy định của amazon về sản phẩm,…
Có những rủi ro mà doanh nghiệp luôn phải ở tư thế chuẩn bị.
Các hình thức kinh doanh trên Amazon
Hình thức kinh doanh trên Amazon hiện nay khá phổ biến và luôn được các nhà kinh doanh “săm soi” để tìm và thực hiện một chiến lược phát triển phù hợp trên “mảnh đất” này. Hiện nay, Amazon cung cấp nhiều hình thức kinh doanh khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 hình thức Dropshipping và FBA. Cụ thể:
Hình thức Dropshipping
Dropshipping được biết đến là loại hình kinh doanh khá đơn giản trên trang web Amazon. Với hình thức này, hàng hóa sẽ được vận chuyển một cách trực tiếp từ nơi sản xuất đến địa chỉ của người mua hàng, các nhà kinh doanh, phân phối sẽ không phải giữ hay chứa hàng trong kho, đồng thời cũng không phải mất các khoản phí trung gian.
Người bán sẽ đăng sản phẩm lên trên Amazon sau khi tìm được nguồn hàng phù hợp. Khi có người xác nhận mua hàng, người bán sẽ đẩy thông tin đến nhà cung cấp, hàng sẽ được chuyển từ nhà cung cấp đến khách hàng. Lợi nhuận mà người bán nhận được từ hình thức kinh doanh này là từ việc nâng giá bán cao hơn so với giá nhập hàng từ nhà cung cấp.
Hình thức này mang lại nhiều ưu điểm cho người kinh doanh đồng thời cũng để lại nhiều hạn chế không đáng có:
Ưu điểm: Với hình thức này, các nhà kinh doanh không cần phải bỏ vốn lớn để ôm hàng, loại bỏ được một số chi phí như tiền lưu kho, phí trung gian,… Nguồn hàng khá phong phú nên người bán không cần phải lo về số lượng. Mọi mặt hàng đăng bán đều không giới hạn, có thể chia thành nhiều mục khác nhau với các mặt hàng khác nhau. Việc này cũng sẽ giúp người bán nghiên cứu được thị trường một cách toàn vẹn, hiểu nhu cầu và hành vi của khách hàng để thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp, là cơ sở để thực hiện hình thức FBA.
Nhược điểm: Chất lượng hàng hóa đôi khi không được đảm bảo bởi không chỉ người mua mà cả người bán cũng không thể kiểm tra trực tiếp chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng. Bởi vậy, việc lựa chọn một nguồn hàng uy tín là ưu tiên hàng đầu của người bán khi sử dụng hình thức này. Ngoài ra, người bán cũng không thể tham gia hay kiểm soát được quá trình vận chuyển, dẫn tới hàng bị giao chậm, gây khó chịu và sốt ruột cho người mua hàng, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của người bán.
Hình thức Fulfillment by Amazon (FBA)
Khác với hình thức Dropshipping, FBA cho phép người bán vận chuyển hàng đến kho của Amazon sau khi đã tìm được nguồn hàng phù hợp. Phía Amazon sẽ chịu trách nhiệm trong công đoạn đóng gói, vận chuyển hàng đến với người mua.
Quy trình của hình thức FBA khá đơn giản. Sau khi người bán đã lựa chọn được sản phẩm và nguồn hàng kinh doanh, tất cả sẽ được vận chuyển và lưu trữ trong kho của Amazon thông qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn từ phía Amazon. Khi có người mua hàng, người bán sẽ không phải tham gia vào công đoạn xử lý đơn hàng, bởi nó sẽ được phía Amazon đóng gói và vận chuyển đến người mua. Và tất nhiên để thực hiện được điều này, người bán phải trả một khoản phí cho Amazon bao gồm phí lưu kho, phí vận chuyển hàng,…
Ưu điểm: Kho của Amazon được quản lí, lưu trữ và luôn đảm bảo an toàn, bởi vậy người bán không cần phải lo về tình trạng của sản phẩm mỗi khi xuất, nhập kho.. Thay vì các bước xử lý đơn hàng lằng nhằng, rắc rối, giờ đây với Amazon, người bán không cần phải làm điều đó nữa. Mọi quá trình sẽ được Amazon thông báo cụ thể đến người bán.
Nhược điểm: Với hình thức FBA, người bán cần có nguồn vốn nhất định để nhập hàng và lưu trữ trong kho. Ngoài ra, nhiều chi phí mà người bán cần phải trả cho Amazon cũng là mối quan tâm lớn. Bên cạnh đó, các chính sách bảo hộ bản quyền của Amazon được tiến hành nghiêm ngặt nên khi vi phạm các điều khoản đó, người bán sẽ lại mất thêm khoản chi phí phát sinh và gia tăng rủi ro kinh doanh.
Kiến thức đầu tư
Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.
ContentsĐiều kiện cần và đủ để kinh doanh trên AmazonNhững khó khăn của doanh nghiệp [...]
Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023
ContentsĐiều kiện cần và đủ để kinh doanh trên AmazonNhững khó khăn của doanh nghiệp [...]
Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín
Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]
3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex
Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]
Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục
Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]
5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex
Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]
Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?
Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]
3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex
Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]