Đầu tư công là gì? Các hình thức đầu tư công

Có nhiều vẫn chưa hiểu về ” Đầu tư công là gì? và các hình thức đầu tư công” bài viết này sẽ cho bạn hiểu hơn, bài viết được tổng hợp từ các bài viết của các Tiến Sĩ, Luật Sư nổi tiếng ở Việt Nam

Đầu tư công là gì và vai trò của đầu tư công

Đầu tư công đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững ở các quốc gia. Đầu tư công được đầu tư tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội giúp cải thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội.

Có nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm ĐTC là đề cập tới lĩnh vực đầu tư mà đầu tư tư nhân không thể và không muốn tham gia như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Có nhà nghiên cứu thì cho rằng đầu tư công là hoạt động đầu tư sử dụng Nguồn vốn của Nhà nước…Dù thực tế rằng đa phần nguồn vốn sử dụng cho hoạt động ĐTC chủ yếu là nguồn vốn của Nhà nước. Do cách nhìn nhận khác nhau dẫn tới đánh giá và quản lý hoạt động đầu tư công, vốn đầu tư công không thống nhất ảnh hưởng tới huy động nguồn vốn cho đầu tư công và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Đơn giản là có công trình nghiên cứu về đầu tư công sử dụng nguồn vốn Nhà nước có thể bị đánh giá hiểu sai bản chất nếu người đánh giá quan niệm ĐTC chú trọng vào lĩnh vực đầu tư. (nguồn: xem thêm)

Việc ban hàng đạo luật về đầu tư công có ý nghĩa như thế nào

Tại Hội thảo Tái cấu trúc đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam do Ủy ban Kinh tế tổ chức, nhiều đại biểu cho rằng, cần sớm ban hành đạo luật về đầu tư công. Khung pháp lý này sẽ là cơ sở quan trọng để nguồn vốn Nhà nước trở thành công cụ tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều tiết sự phát triển của xã hội.

Đầu tư công

Cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế bền vững

Tăng trưởng kinh tế nước ta hiện chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, thông thường chiếm khoảng 40-42% GDP; phần vốn của Nhà nước và có tính chất của Nhà nước chiếm 30-35%. Năm 2009, vốn đầu tư của Nhà nước so với GDP là 17,3% trong tổng số vốn đầu tư công. Nếu xét cả về tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng trong tổng đầu tư Nhà nước, thì những ngành lớn, quan trọng, có thế mạnh trong phát triển dài hạn của đất nước đều có tỷ trọng đầu tư thấp. Do vậy, việc sử dụng ĐTC để tác động tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế còn hạn chế. Sự lan tỏa của đầu tư Nhà nước cho các ngành công nghiệp tiên tiến, có công nghệ cao chưa rõ. Đáng lưu ý, cơ cấu ĐTC hầu như không có sự chuyển biến đáng kể trong 10 năm qua. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với thực trạng này, Nhà nước đã không sử dụng đầu tư công như một công cụ tích cực để tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều tiết sự phát triển xã hội.

Nghị quyết của QH về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 đã xác định: thực hiện chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, trước hết là điều chỉnh cơ cấu đầu tư, bao gồm đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực, cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm dần đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn đầu tư. Để bảo đảm mục tiêu này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng, cần sớm nhận diện, đánh giá, phân tích và làm rõ hiệu quả đầu tư công hiện nay nhằm góp phần xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn mới. Một cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn rất nhiều, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Theo đánh giá của hầu hết ĐBQH và chuyên gia tham dự Hội thảo, đầu tư công trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật của đất nước, từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Song đánh giá hiệu quả ĐTC không chỉ bằng cách đo đếm số lượng công trình, dự án được hoàn thành, mà cần dựa trên tương quan giữa lượng vốn đã bỏ ra và hiệu quả đạt được. Đầu tư công không chỉ có nhiệm vụ duy nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn thực hiện nhiệm vụ ổn định nền kinh tế, tăng phúc lợi xã hội, tạo điều kiện nâng cao công bằng xã hội… Tính hiệu quả của đầu tư công không chỉ xác định bằng định lượng, mà còn thông qua các tác động đến cộng đồng, xã hội. Đồng thời, tái cơ cấu đầu tư công cũng là cơ cấu việc sử dụng vốn nhà nước, bảo đảm vốn đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn.

Hoàn thiện khung pháp lý là giải pháp căn cơ

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo, đối với một quốc gia có nguồn lực còn hạn chế như nước ta thì việc hoạch định được một cơ cấu đầu tư công hợp lý sẽ có tác động ngay đến việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại nếu cơ cấu đầu tư không đúng thì sẽ gây ra sự lãng phí lớn hơn cả sự tham nhũng hay thất thoát trong thực hiện. Một cơ cấu đầu tư đúng sẽ trả lời cho câu hỏi: trong mỗi giai đoạn cần ưu tiên đầu tư vào đâu? Lượng vốn như thế nào là thích hợp cho từng nội dung trong mỗi giai đoạn?

Để tái cơ cấu đầu tư công, nhiều ý kiến đề nghị cần từ bỏ mô hình tăng trưởng nóng, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu, lấy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh làm tiêu chí chủ yếu. Và thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách theo hướng giảm bớt chức năng nhà nước kinh doanh để tăng cường chức năng nhà nước phúc lợi. Nhà nước không thể duy trì mãi vai trò là nhà đầu tư lớn nhất mà phải đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn vốn khác, giảm tỷ trọng vốn Nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tập trung ĐTC vào một số trọng điểm, có tính đột phá như kết cấu hạ tầng quan trọng; một số ngành, lĩnh vực có tác động lan tỏa về mặt công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Viết Ngoạn, cơ cấu ĐTC có mối liên hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế. Muốn có cơ cấu đầu tư đúng thì phải có chiến lược phát triển đúng đắn. Chiến lược này phải được xây dựng dựa trên quy hoạch phát triển đúng trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải, không cân đối; cái chưa cần lại đầu tư; đầu tư không đồng bộ… có nguyên nhân sâu xa là khâu hoạch định chiến lược và quy hoạch còn nhiều bất cập. Nên chìa khóa giải quyết cơ cấu đầu tư công là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung và quy hoạch của từng ngành, lĩnh vực.

Song giải pháp căn cơ để nâng cao hiệu quả ĐTC trước hết là phải hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể là sớm ban hành Luật về đầu tư công. Bởi hiện nay, dù có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về đầu tư công, song vẫn thiếu so với đòi hỏi thực tiễn của quản lý ĐTC Ví dụ, Luật Ngân sách Nhà nước vẫn chưa quy định trình tự, thủ tục phê duyệt, quá trình giám sát việc thực hiện, đánh giá các dự án, công trình đầu tư công. Luật Xây dựng mới chỉ tiếp cận đầu tư công dưới góc độ thiên về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của một dự án, chưa quan tâm đúng mức đến ảnh hưởng về mặt xã hội. Còn, Luật Đầu tư chỉ quy định liên quan đến các dự án, công trình sử dụng cho mục đích kinh doanh, chưa điều chỉnh đến các dự án, công trình phục vụ lợi ích công cộng. Ngoài ra, nhiều quy định của một số văn bản quy phạm phát luật hiện hành cũng chưa quy định cụ thể về giám sát đối với ĐTC, do mới chú trọng đến quy trình, thủ tục, nghĩa vụ tuân thủ của công dân. Nhiều ý kiến đề nghị, quy định về giám sát trong luật chuyên ngành về đầu tư công cần xác định cụ thể đến cơ chế thực hiện, chế tài xử phạt… Có như vậy thì Luật về ĐTC mới không trở thành lá chắn cho nhóm lợi ích.

Đầu tư hiệu quả là đòn bẩy hữu hiệu cho phát triển kinh tế của quốc gia. Tìm được giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư là đóng góp thiết thực để đẩy nhanh và thực hiện hiệu quả tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế. Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền nhấn mạnh, sẽ tổng hợp và chắt lọc các ý kiến phát biểu tại Hội thảo để cung cấp cho cơ quan xây dựng chính sách và các ĐBQH. Trước Kỳ họp thứ Bảy, QH Khóa XII, các kiến nghị của chuyên gia về đầu tư công cũng đã được thu thập và trở thành tài liệu hữu ích cho ĐBQH khi thảo luận về kinh tế – xã hội trong năm 2010, kiến nghị các giải pháp cho năm 2011. Hoạt động này cũng giúp kết quả của Hội thảo có sức lan tỏa rộng khắp, không chỉ dừng lại ở trao đổi giữa cơ quan của QH với các chuyên gia kinh tế – xã hội. Qua đó, góp phần đưa nguồn vốn Nhà nước trở thành một công cụ tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều tiết sự phát triển của xã hội. (nguồn: Xem thêm)

Tham khảo các bài viết hay hơn: Quỹ đầu tư là gì? Đầu tư quỹ như thế nào

Kiến thức đầu tư

Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.

ContentsĐầu tư công là gì và vai trò của đầu tư côngViệc ban hàng đạo [...]

Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023

ContentsĐầu tư công là gì và vai trò của đầu tư côngViệc ban hàng đạo [...]

Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín

Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]

3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex

Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]

Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]

5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex

Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]

Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?

Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]

3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex

Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]