Hiện nay, trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam có đa dạng loại hình chứng khoán nhưng trong đó chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai dạng đang rất phát triển và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên vẫn không ít nhà giao dịch còn phân vân không biết nên đầu tư vào đâu để giao dịch hiệu quả và thành công.
Chứng khoán cơ sở và giao dịch chứng khoán cơ sở là gì?
Chứng khoán cơ sở có thể hiểu là một loại chứng khoán được dùng nhằm mục đích làm tài sản cơ sở của chứng quyền và là cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam, phải thuộc chỉ số VN30 hoặc HNX30 và đáp ứng tất cả các yếu tố về vốn hóa trong thị trường, mức độ thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, chứng chỉ quỹ ETF niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở và những tiêu chí khác dưa theo quy định của Ủy ban Chứng khoán ở Việt Nam.
Chứng khoán cơ sở có thể hiểu là một loại chứng khoán
Chứng quyền phải được đảm bảo là chứng khoán hoặc tài sản do doanh nghiệp chứng khoán phát hành, cho phép chủ sở hữu quyền bán hoặc quyền mua chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó ở mức giá được xác định trước đó hoặc thời gian xác định trước hoặc sẽ nhận được số lượng tiền chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm thực hiện và hiểu giao dịch chứng khoán cơ sở là gì.
Đặc điểm của chứng khoán cơ sở Việt Nam
- Tổ chức hành chính là tổ chức có thể phát hành chứng khoán cơ sở.
- Thị trường giao dịch của chứng khoán cơ sở chính là thị trường cơ sở. Tại đây bạn sẽ dùng tài khoản hiện tại để tiến hành giao dịch.
- Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở được quy định bởi các điều khoản của sản phẩm. Các điều khoản này sẽ khác nhau cho từng loại sản phẩm cụ thể.
- Số lượng khi phát hành chứng khoán cơ sở là khối lượng niêm yết và có thể được chỉ định trong một khoảng thời hạn nhất định.
- Đối với chứng khoán cơ sở sẽ không phải ký quỹ như chứng khoán phái sinh.
- Nếu chưa nắm giữ, bạn không thể tiến hành bán chứng khoán cơ sở.
- Người mua chứng khoán cơ sở có quyền tiến hành giao dịch và không bắt buộc theo nghĩa vụ.
- Sau khi giao dịch, chứng khoán cơ sở được chuyển nhượng giữa nhà đầu tư và tổ chức tài chính.
- Nếu tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, sẽ không có trung tâm thanh toán bù trừ, rủi ro.
- Rủi ro lợi nhuận: nhà cung cấp có thể mất tổn thất không giới hạn, khách hàng sẽ mất cố định với chi phí tối đa bằng phí mua.
Nên đầu tư vào chứng khoán phái sinh (CKPS) hay chứng khoán cơ sở (CKCS)
Cho dù đó là chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh, luôn có những ưu và nhược điểm nhất định. Việc có đầu tư hay không còn tùy thuộc hoàn toàn vào mục đích đầu tư, kỳ vọng lợi nhuận và khẩu vị rủi ro của mỗi người.
Các cổ phiếu, trái phiếu… đủ điều kiện là chứng khoán cơ sở thường được phát hành bởi các doanh nghiệp, đơn vị có uy tín, sức khỏe tài chính tốt, do đó chứng khoán cơ sở sẽ phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn, ưa thích sự an toàn. Tuy nhiên, lợi nhuận trước mắt thường sẽ không quá cao.
Cho dù đó là chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh, luôn có những ưu và nhược điểm nhất định
Trong khi đó, chứng khoán phái sinh cũng mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn, đồng thời cũng có những làn sóng ngầm ẩn có thể nhấn chìm các nhà đầu tư, đặc biệt là trong thời điểm thị trường biến động mạnh. Mặt khác, chứng khoán phái sinh là sản phẩm đầu tư kỳ hạn và thanh toán chênh lệch trực tiếp bằng tiền mặt vào ngày đáo hạn, do đó nhà đầu tư có thể bị động do áp lực của yếu tố thời gian.
Phân biệt giữa chứng khoán cơ sở và phái sinh
Ký quỹ
Chứng khoán cơ sở: Phải có đầy đủ 100% tiền và cổ phiếu trước khi giao dịch, đồng thời có thể vay ký quỹ để mua cổ phiếu. Tuy nhiên chỉ có các cổ phiếu đạt tiêu chuẩn mới được giao dịch ký quỹ.
Chứng khoán phái sinh:Chỉ ký quỹ một tỷ lệ nhất định so với giá trị các hợp đồng tương lai và hiện tại tỷ lệ ký quỹ theo quy định của VSD là 13% nhưng để phòng ngừa rủi ro.
Thời gian đầu tư
CKCS: Khi mua cổ phiếu, các nhà đầu tư hy vọng sẽ nắm giữ trong một thời gian dài vì bản chất cổ phiếu có giá trị trọn đời cho doanh nghiệp.
CKPS: Các hợp đồng tương lai đều tồn tại tại một thời điểm cụ thể. Thời hạn cho hợp đồng kéo dài trong 1 đến 3 tháng và có thể dài nhất là 6 tháng.
Phân biệt giữa chứng khoán cơ sở và phái sinh
Số vốn
CKPS: tối thiểu phải trên 20 triệu.
CKCS: Phải có số vốn lớn hơn 2 triệu.
Bán khống chứng khoán
CKCS: Nhà đầu tư muốn mua một số lượng cổ phiếu cụ thể phải có số tiền tương ứng mới có thể giao dịch. Bán khống sẽ bị cấm hoặc bị hạn chế ở một vài thị trường.
CKPS: Với chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư chỉ cần một phần giá trị tài sản là có thể bắt đầu giao dịch. Bán khống cho phép tồn tại trong thị trường này.
Nhà đầu tư muốn mua một số lượng cổ phiếu cụ thể phải có số tiền tương ứng mới có thể giao dịch
Xu hướng thị trường
Chứng khoán phái sinh: Kiếm lợi nhuận chủ yếu nhờ vào thị trường đi lên.
Chứng khoán cơ sở: Cổ phiếm kiếm lời nhờ vào thị trường đi lên và cả đi xuống.
Kết luận
Qua bài viết được chia sẻ ở trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ khái niệm về chứng khoán cơ sở cũng như phân biệt được giữa hai loại chứng khoán phổ biến hiện nay. Hy vọng giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều kiến thức về thị trường chứng khoán cũng như có thể dễ dàng có định hướng đầu tư đúng đắn và tiến gần hơn tới sự thành công.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Thế Giới Tài Sản. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Kiến thức đầu tư
Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.
ContentsChứng khoán cơ sở và giao dịch chứng khoán cơ sở là gì?Chứng khoán cơ sở [...]
Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023
ContentsChứng khoán cơ sở và giao dịch chứng khoán cơ sở là gì?Chứng khoán cơ sở [...]
Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín
Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]
3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex
Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]
Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục
Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]
5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex
Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]
Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?
Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]
3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex
Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]