Chiến lược kinh doanh năm 2021

Năm 2021, nền kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng do tình hình dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt hẳn. Cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp để “sống sót “. Có thể thấy được nhiều người đang đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau để có được nguồn lợi : Đầu tư vàng, Đầu tư chứng khoáng, Kinh doanh bất động sản, Kinh doanh ngành  F&B…

Kinh doanh ngành F&B.

Chiến lược kinh doanh nhà hàng năm 2021
Chiến lược kinh doanh nhà hàng năm 2021- trong thời buổi covid

Nhìn vào các nhà hàng, quán ăn với số lượng khách ra vào tấp nập. Với lợi nhuận kinh doanh cao. Kinh doanh nhà hàng, quán ăn đang được coi là chiến lược kinh doanh “ hot “. Tuy nhiên, lợi nhuận cao  cũng sẽ kèm theo những rủi ro lớn.Vì vậy cần xây dựng chiến lược kinh doanh để giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra khi bắt đầu kinh doanh.

Các mô hình kinh doanh nhà hàng

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng. Nếu đang có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực này và chưa biết lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nào phù hợp thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Kinh doanh nhà hàng Buffet.

 kinh doanh nhà hàng buffet
Chiến lược kinh doanh nhà hàng buffet nổi tiếng tại sài gòn

Buffet có nghĩa là tự chọn, hay còn được gọi là tiệc đứng. Với mô hình kinh doanh này, khách hàng chỉ cần  bỏ ra một số tiền nhất định cho từng xuất ăn, không phụ thuộc vào số món, cũng như số phần ăn với một thực đơn đa dạng thoải mái lựa chọn ăn bao nhiêu tùy thích. Đây cũng là mô hình giúp các thực khách giao tiếp với nhau một cách thoải mái và bạn cũng có thể phục vụ cho nhiều người hơn.

Kinh doanh quán bar, club, pub.

 kinh doanh bar pub
phong cách kinh doanh quán bar

Mô hình kinh doanh theo kiểu Bar chủ yếu phục vụ về nhu cầu đồ uống và một số món ăn đi kèm mang các đặc trưng:

  • Quán bar bình dân
  • Quán bar đặc biệt
  • Quán bar thể thao
  • Quán bar bia
  • Quán bar chuyên về cocktail
  • Câu lạc bộ/hộp đêm

Mô hình kinh doanh FastFood.

chiến lược kinh doanh fast food
mô hình kinh doanh fast food

FastFood hay còn gọi là đồ ăn nhanh, nơi chuyên chế biến đồng loạt các suất ăn đơn lẻ, đáp ứng nhu cầu ăn nhanh của các thực khách. Thức ăn nhanh được chế biến từ những thực phẩm giàu năng lượng, phù hợp với lối sống công nghiệp hiện đại bận rộn, việc ăn uống cần ít thời gian và công sức như hamburger McDonald’s, gà rán KFC – Kentucky Fried Chicken, khoai tây chiên, bánh pizza, bánh mì sandwich kẹp đồ nguội, hotdog, cơm trộn, mì trộn, xôi mặn…

Mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu

kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Các ông lớn trong mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hiện nay

Đây là một trong những mô hình kinh doanh nhà hàng được đông đảo mọi người quan tâm đầu tư và thu về nguồn lợi nhuận cao. Tất cả các vấn đề như sản phẩm, thương hiệu, thiết kế đã có sẵn, bạn cũng không phải lo lắng về khách hàng, chiến lược kinh doanh hay marketing nhà hàng… Tất cả bạn cần chỉ là một địa điểm tốt và tiền để đầu tư.

Liệu có cần nhiều vốn khi kinh doanh nhà hàng ?

“Liệu có cần nhiều vốn khi kinh doanh nhà hàng ?” hoặc “ Kinh doanh nhà hàng có cần nhiều vốn không ?” đó là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bắt đầu với việc kinh doanh này. Bởi nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh, nếu có chiến lược kinh doanh, cụ thể các hạng mục chi phí cần thiết, bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư hoặc gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận không bù đắp được chi phí kinh doanh.

Những chi phí cần thiết bạn cần bỏ ra để có thể kinh doanh bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Từ 10 – 30 triệu
  • Chi phí nguyên liệu: khoảng 3 triệu/ngày
  • Chi phí trang trí nội thất: từ 120 – 150 triệu
  • Chi phí marketing: dao động 5 – 10 triệu.
  • Chi phí quản lý: 30 – 50 triệu ( khoảng 3 -5 nhân viên)
  • Chi phí khác…

Tùy thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh mà số vốn bạn cần phải bỏ ra cũng có sự khác biệt. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, số vốn bạn cần bỏ ra để có thể bắt đầu kinh doanh sẽ dao động từ 200 – 300 triệu. Số vốn bỏ ra càng nhiều thì quy mô càng lớn, các loại hình dịch vụ càng đa dạng. Tìm kiếm cơ hội đầu tư để có nguồn vốn xoay vòng đáp ứng được thời gian tìm kiếm khách hàng.

Chiến lược kinh doanh nhà hàng 2021

Với tình trạng nhà hàng mọc lên như nấm hiện nay, bắt buộc bạn cần phải có một chiến lược kinh doanh hiệu quả thì mới có thể cạnh tranh cùng các đối thủ được. Để làm được điều này, bạn cần:

Nghiên cứu thị trường

Sau khi đã lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn cần suy nghĩ đến các bước tiếp theo. Để có thể kinh doanh nhà hàng thành công, bạn cần trả lời được các câu hỏi như:

Quy mô nhà hàng bạn hướng đến là gì?

Thực đơn sẽ có những món ăn nào?

Nguồn thực phẩm sẽ lấy ở đâu?

Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Đó là một thực tế mà nhiều người mới bước vào kinh doanh nhà hàng khó chấp nhận. Vì thế, hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, thế là bạn đã thành công.

Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Tuỳ từng cách phân đoạn, bạn tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức mở nhà hàng phù hợp. Ví dụ phân đoạn theo độ tuổi:

  • Thế hệ Y: thế hệ này, còn được gọi là thế hệ thiên niên kỷ, sinh từ năm 1980 trở về sau. Thế hệ này rất năng động, thích cái mới, dễ cuốn vào trào lưu, muốn khẳng định mình và khá độc lập.
  • Thế hệ X: là những người đã trưởng thành trẻ tuổi, được sinh ra trong khoảng 1965-1977. Họ bắt đầu trầm hơn, không thích bị chú ý, chín chắn và quan tâm tới thực chất.
  • Thế hệ sinh từ năm 1946-1964: ở lứa tuổi này họ đã có một sự nghiệp ổn định, ưa thích sự sang trọng…

Cần phân tích đặc điểm của từng khách hàng để lựa chọn khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất.

Bạn cũng có thể tham khảo bạn bè hoặc những người đi trước để có thêm kinh nghiệm lên chiến lược kinh doanh nhà hàng và có những lựa chọn đúng đắn trước khi quyết định có nên kinh doanh nhà hàng hay không. Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường cũng là một bước không thể thiếu. Hãy tìm hiểu nhu cầu thực tế của phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến, đồng thời liệt kê danh sách các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (các nhà hàng cùng loại) và gián tiếp (các nhà hàng phục vụ các loại đồ ăn khác).

Khảo sát địa điểm để thuê mặt bằng

Trước khi muốn mở quán ăn, nhà hàng, việc đầu tiên bạn phải khảo sát để thuê một mặt bằng có vị trí tốt. Vị trí của mặt bằng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Trong một khu vực, mặt bằng của quán không đẹp nhất thì cũng phải nhì! Nếu không đạt thì không duyệt”, cán bộ tư vấn nhượng quyền cho một chuỗi cà phê lớn dẫn đầu hệ thống hiện nay khẳng định. Với kinh nghiệm phát triển mảng nhượng quyền của chuỗi, vị này tính toán, mặt bằng đẹp có thể quyết định tới 50% khả năng thu hồi vốn sớm cho nhà đầu tư.

Chính vì thế cần thuê mặt bằng kinh doanh ở gần những khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại, những trung tâm mua sắm, những nơi có nhiều người qua lại.

Tuy nhiên, mặt bằng đẹp đi kèm “nặng” chi phí. Do đó, nếu không muốn chịu rủi ro lớn, các nhà đầu tư nên “lựa cơm gắp mắm” chọn các nơi yêu cầu thấp hơn chi phí. Rất nhiều người đi kinh doanh bắt đầu bằng việc thấy mặt bằng rẻ, đẹp vừa mắt thì vội ký hợp đồng thuê ngay, sau đó mới thiết lập việc kinh doanh. Đa phần các bạn mới kinh doanh hay mắc phải lỗi này. Điều này có thể dẫn đến rủi ro lớn.

Khảo sát xem mặt bằng đó đã có người thuê hay chưa, mặt bằng cho thuê có nằm trong khu vực quy hoạch hay không, hệ thống cống thoát nước, đường điện nước, đường gas, có đảm bảo hay không…; không nên thuê mặt bằng ở vị trí đường nằm trong hẻm cụt, khu vực hay kẹt đường, hay mặt bằng ở những vị trí trật hẹp không có chỗ để xe,… sẽ gây bất tiện cho khách hàng khi họ vào quán ăn, nhà hàng của bạn.

Xây dựng menu đồ ăn

Cân đối giá bán và giá thực phẩm

Không giống như bán lẻ các sản phẩm đều đã có giá cố định, giá của món ăn trong nhà hàng lại phụ thuộc vào quyết định của từng chủ kinh doanh nhà hàng riêng. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là bạn được phép “hét” bất kỳ giá nào với thực khách, mà phải dựa vào chi phí mua nguyên vật liệu và mặt bằng giá chung để tính toán. Thông thường, giá bán sẽ cao hơn tổng giá nguyên liệu từ 30% – 35%, đây là chi phí dành cho công nấu ăn, tiền dịch vụ.

Ví dụ bạn làm món sườn nướng, giá nhập sườn non vào khoảng 50.000đ cho 1 suất, các gia vị khác là 10.000đ, tổng cộng hết 60.000đ. Lấy chi phí nguyên liệu này chia cho 35% bạn sẽ được giá bán là 171.428đ, đưa vào thực đơn sẽ là 172.000đ – 175.000đ, bạn càng tăng giá bán thì càng lãi cao.

Giá bán không nên quá thấp, vừa ảnh hưởng đến lợi nhuận vừa biến bạn thành kẻ bán phá giá, rất dễ bị những nhà hàng khác chèn ép. Bạn có thể thêm vào một vài gia vị hoặc chi tiết trang trí để món ăn đặc sắc hơn, đồng thời cũng đẩy giá lên cao hơn một cách hợp lý.

Cân đối định lượng – tiết kiệm chi phí mở nhà hàng

Việc cân đối khối lượng của các món ăn cũng rất quan trọng khi lên thực đơn, nếu quá nhiều thực khách chưa chắc đã ăn hết sẽ gây lãng phí, còn nếu quá ít lại gây ra sự bất mãn. Bạn nên ngồi lại với đầu bếp chính của mình để có một công thức hợp lý, vừa tiết kiệm mà vẫn tạo ra những món hấp dẫn.

Mọi nguyên liệu khi nhập vào và khi sử dụng đều phải có quy định rõ ràng về số lượng, đây cũng là bảng quy chiếu giúp bạn quản lý nhà hàng của mình tốt hơn. Các loại thịt có thể tính theo cân, nhưng nước sốt, phô mai nghiền, gia vị thì nên để đơn vị là thìa hoặc ml.

Cân bằng thực đơn

Không phải lúc nào bạn cũng có thể chế biến được tất cả những món trong thực đơn, nhất là các loại rau củ quả theo mùa. Đó là còn chưa kể thị trường biến động dẫn đến giá cả của nguyên liệu lên xuống thất thường. Nhưng bạn lại không thể thay đổi giá bán liên tục như vậy được, khách hàng chắc chắn không hề thích điều đó. Việc cân bằng thực đơn vì vậy mà rất cần thiết, bạn phải dự trù được những thay đổi đó để có kế hoạch thay đổi khi cần thiết.

Thực đơn phải đẹp mới thu hút khách hàng

Một tờ thực đơn được trình bày cẩu thả, các món ăn sắp xếp lộn xộn, thiếu đề mục, thiếu mức giá chắc chắn sẽ không thể tạo được thiện cảm tốt trong mắt khách hàng. Thiết kế thực đơn cũng là cách tiếp thị cực kì hiệu quả, vì vậy bạn phải trình bày sao cho đẹp mắt và khoa học. Phong cách của thực đơn nên hoà hợp với phong cách chủ đạo của nhà hàng, không thể một thứ sang chảnh một thứ lại quá bình dân được. Đừng dùng những từ ngữ quá khó hiểu để đặt tên món ăn, nên bao gồm thành phần chính trong đó để khách hàng dễ hình dung.

Nhân viên

Đội ngũ nhân viên được đào tạo và nắm được các kỹ năng phục vụ nhằm tạo cho khách hàng có trải nghiệm tốt nhất tại nhà hàng. Để làm được điều này, bạn cần phải xây dựng được một bộ quy chế riêng, có các chương trình đào tạo chuyên môn nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên của mình. Đồng thời bạn cũng cần đưa ra những chính sách thưởng phạt rõ ràng để tạo sự công bằng, cũng như thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Xây dựng chiến dịch Marketing quảng bá thương hiệu

Với thời buổi hiện nay, chiến dịch marketing có rất nhiều hình thức để truyền thông đến khách hàng biết đến nhà hàng của bạn. Thuê các KOLs quảng cáo, review… thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Google..Bên cạnh đó vẫn nên chuẩn bị các chương trình khuyến mãi, giảm giá để tăng sự chú ý của khách hàng.

Tìm hiểu thêm : Xem thêm

Kiến thức đầu tư

Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.

ContentsKinh doanh ngành F&B.Các mô hình kinh doanh nhà hàngKinh doanh nhà hàng Buffet.Kinh doanh [...]

Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023

ContentsKinh doanh ngành F&B.Các mô hình kinh doanh nhà hàngKinh doanh nhà hàng Buffet.Kinh doanh [...]

Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín

Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]

3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex

Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]

Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]

5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex

Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]

Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?

Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]

3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex

Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]