Phân Loại Và So Sánh Sàn Môi Giới Forex

Thị trường Forex là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, vì thế không khó hiểu khi có quá nhiều sàn môi giới Forex đang hoạt động. Bài học này sẽ giúp bạn phân loại được các sàn môi giới Forex theo cách thức hoạt động kinh doanh.

Các sàn môi giới Forex phân thành 2 loại: Dealing Desk (DD) và No Dealing Desk (NDD).

1. Sàn Forex dạng Dealing Desk

Các sàn Forex dạng Dealing Desk kiếm tiền thông qua chênh lệch giá (spread) và cung cấp thanh khoản cho khách hàng của họ.

Những sàn môi giới này cũng được gọi là “Market Maker”.

Có thể bạn nghĩ sẽ có sự xung đột lợi ích giữa trader và sàn môi giới nhưng sự thực là không có.

Các Market Maker cung cấp cả giá mua và giá bán, có nghĩa là họ đang thực hiện cả lệnh mua và bán của khách hàng. Dạng sàn Forex này không quan tâm nhiều đến một quyết định của các trader cá nhân.

Vì các Market Maker kiểm soát giá mà các lệnh giao dịch được khớp, nên có rất ít rủi ro họ phải chịu khi họ đặt mức chênh lệch giá cố định – Fixed spread.

Ngoài ra, những nhà giao dịch ở các sàn Forex dạng Dealing Desk cũng không nhìn thấy tỷ giá liên ngân hàng của thị trường. Nhưng đó không phải là vấn đề quá đáng lo, vì sự cạnh tranh giữa các sàn môi giới Forex rất gay gắt, do đó tỷ giá mà họ đưa ra cũng rất gần với tỷ giá liên ngân hàng (giá thị trường).

Thêm nữa, nếu tỷ giá sàn môi giới cung cấp lệch nhiều so với giá thị trường, sẽ có hiện tượng trục lợi từ sự chênh lệch giá này làm sàn Forex thiệt hại nặng nề.

Giao dịch qua một sàn Dealing Desk như thế này:

Giả sử bạn đặt một lệnh mua cặp EURUSD với sàn giao dịch Dealing Desk.

Để khớp lệnh của bạn, trước tiên sàn môi giới sẽ tìm một lệnh bán khác phù hợp với lệnh mua của bạn, hoặc họ sẽ chuyển lệnh giao dịch của bạn cho nhà cung cấp thanh khoản của họ.

Bằng cách này, họ tránh được những rủi ro, vì họ chỉ kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch spread mà không cần phải ôm rủi ro từ lệnh giao dịch của bạn.

Lưu ý rằng các sàn môi giới ngoại hối khác nhau có các chính sách khác nhau trong việc quản lý rủi ro, vì vậy bạn hãy kiểm tra một cách chính xác với sàn môi giới của bạn về vấn đề này.

2. Sàn Forex dạng No Dealing Desk

Như tên gọi, sàn Forex dạng No Dealing Desk sẽ không giữ các lệnh giao dịch của bạn mà sẽ chuyển cho các nhà thanh khoản trực tiếp. Như thế bạn sẽ được giao dịch trực tiếp với giá của thị trường.

Có nghĩa rằng họ không thực hiện các giao dịch ngược với khách hàng để ôm lệnh vì họ đơn thuần chỉ liên kết trader và các nhà cung cấp thanh khoản với nhau.

Họ kiếm lợi nhuận bằng cách tính thêm một khoản hoa hồng rất nhỏ cho mỗi giao dịch hoặc họ đơn giản là họ sẽ hiển thị chênh lệch tăng lên một chút.

Sàn môi giới No Dealing Desk có thể là STP hoặc STP + ECN.

2.1. Sàn Forex STP là gì?

Một số sàn môi giới thông báo rằng họ là sàn môi giới ECN thực sự, nhưng thực tế không hẳn là như vậy.

Các sàn môi giới ngoại hối có hệ thống STP để kết nối các lệnh giao dịch của khách hàng đến trực tiếp với các nhà cung cấp thanh khoản của họ, những người có quyền truy cập vào thị trường liên ngân hàng.

Các sàn môi giới No Dealing Desk STP thường có nhiều nhà cung cấp thanh khoản, mỗi nhà cung cấp sẽ có sự chênh lệch tỷ giá khác nhau.

Giả sử nhà môi giới của bạn có ba nhà cung cấp thanh khoản khác nhau, và tỷ giá mà các nhà thanh khoản cung cấp cho sàn môi giới là:

Bạn có thể thấy, rõ ràng mức giá bán tốt nhất mà sàn có thể cung cấp cho bạn là 1.3000 và giá mua tốt nhất là 1.3001. Chênh lệch là vô cùng nhỏ.

Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy, tất nhiên sàn môi giới forex không phải là một tổ chức từ thiện, họ cũng có nhiều khó khăn và rắc rối của riêng họ.

Do đó, để bù đắp những khoản chi phí và kiếm lời, sàn môi giới có thể thêm một chút chênh lệch vào báo giá cho bạn. Nếu họ thêm vào 1 pip chênh lệch mỗi bên, bạn sẽ được báo với tỷ giá là: 1.2999/1.3002.

Sự thay đổi giữa chênh lệch tỷ giá bid/ask này là lý do tại sao hầu hết các sàn môi giới Forex STP có spread biến đổi.

Bởi vì khi spread của các nhà thanh khoản cung cấp cho họ mở rộng, họ buộc phải mở rộng theo (vì tất nhiên chẳng ai muốn chịu lỗ).

Vẫn có một số sàn môi giới STP cung cấp spread cố định, còn đa số đều là spread thả nổi theo giá thị trường.

2.2. Sàn môi giới ECN là gì?

Các sàn môi giới ngoại hối ECN thực sự cho phép các lệnh giao dịch của khách hàng tương tác trực tiếp với các lệnh giao dịch của những trader khác tham gia trong ECN.

Những người tham gia có thể là ngân hàng, các trader cá nhân, các quỹ phòng hộ và thậm chí là các sàn môi giới khác.

Về bản chất, những người tham gia giao dịch với nhau bằng cách đưa ra những tỷ giá bid/ask tốt nhất của họ.

ECN cũng cho phép khách hàng của họ nhìn thấy “Độ sâu của thị trường” .

Độ sâu của thị trường hiển thị bởi các lệnh mua và bán của những người tham gia vào thị trường khác. Do đó, bản chất của ECN khiến các sàn giao dịch rất khó (không phải không được) để tự thêm vào một chênh lệch tỷ giá nhỏ để kiếm lợi nhuận.

Vì vậy, các sàn môi giới ECN kiếm lợi nhuận qua phí giao dịch cố định commission.

Ví dụ như tài khoản ECN của ELITE STRATEGIES có phí commission 7$/lot, tài khoản Pro của Tickmill có commission = 4$/lot, có commission = 0$ …

Thế Giới Tài Sản sẽ đào tạo, hỗ trợ đồng hành cùng các nhà đầu tư giao dịch chứng khoán, hàng hóa phái sinh thành công, gia tăng tài sản bền vững.

NƠI ĐẦU TƯ GIA TĂNG TÀI SẢN BỀN VỮNG.

? Website Sàn: elifx.com

? Link mở tài khoản: https://bit.ly/3jbbJLD

? Hướng dẫn mở tài khoản: https://thegioitaisan.com/huong-dan-mo-tai-khoan-giao…/

Mọi ý kiến thắc mắc xin liên hệ trực tiếp : 0944944579 ( zalo/call ).

Thegioitaisan.com là cộng đồng đầu tư tài chính dành cho người Việt Nam trên toàn cầu.

Kiến thức đầu tư

Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.

Contents1. Sàn Forex dạng Dealing Desk2. Sàn Forex dạng No Dealing Desk2.1. Sàn Forex STP [...]

Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023

Contents1. Sàn Forex dạng Dealing Desk2. Sàn Forex dạng No Dealing Desk2.1. Sàn Forex STP [...]

Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín

Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]

3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex

Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]

Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]

5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex

Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]

Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?

Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]

3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex

Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]