Một trong những ưu điểm của thị trường Forex hấp dẫn các nhà giao dịch là có thể tham gia thị trường với ký quỹ nhỏ và nhận được đòn bẩy lớn.
Với số vốn nhỏ, bạn có thể mở một lệnh giao dịch có khối lượng lớn hơn rất nhiều trong thị trường Forex. Và sau đó chỉ với một biến động giá nhỏ đúng hướng, bạn có thể thu về lợi nhuận lớn.
Nếu bạn chưa nắm rõ những khái niệm của các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch ký quỹ, bạn sẽ không quản lý hiệu quả chiến lược giao dịch và không tính toán chính xác rủi ro.
Đây là những thuật ngữ chúng ta sẽ tìm hiểu:
- Balance
- Floating profit
- Leverage
- Margin
- Used margin
- Equity
- Free margin
- Margin level
- Margin call
- Stop out
1. Balance là gì?
Đơn giản đây là SỐ DƯ BAN ĐẦU trong tài khoản của bạn.
Để bắt đầu giao dịch Forex, bạn cần mở một tài khoản giao dịch và nạp một số tiền vào tài khoản của bạn.
Nếu bạn nạp vào số tiền 1000$, thì Balance của bạn là 1000$.
Số dư này là số tiền tối đa mà bạn có thể mất.
BALANCE = SỐ DƯ BAN ĐẦU
Nếu bạn tham gia một giao dịch mới, thì balance tài khoản của bạn sẽ không bị ảnh hưởng cho đến khi lệnh giao dịch được ĐÓNG.
Điều này có nghĩa là Balance của bạn sẽ chỉ thay đổi theo một trong các cách:
- Khi bạn nạp thêm tiền vào tài khoản của bạn.
- Khi bạn đóng một lệnh giao dịch.
2. Floating Profit là gì?
Floating profit được gọi là Lợi nhuận thả nổi.
Chỉ số này đề cập đến lợi nhuận hoặc thua lỗ của các lệnh giao dịch đang mở của bạn.
Cũng có nghĩa là nếu bạn đóng tất cả lệnh giao dịch đang mở, số tiền tăng thêm hoặc giảm đi chính là Floating profit.
Floating profit = Tổng lợi nhuận/thua lỗ của tất cả lệnh giao dịch đang mở.
3. Leverage là gì?
Leverage gọi là Đòn bẩy.
Đòn bẩy là công cụ tài chính sàn môi giới Forex cung cấp cho bạn, giúp bạn giao dịch khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần Balance của bạn.
Ví dụ: Balance của bạn là 1000$. Nếu bạn không sử dụng Đòn bẩy, bạn chỉ có thể vào lệnh tương đương 1000/100 000 = 0.01 lot.
Nếu bạn muốn mở lệnh giao dịch lớn hơn 0.01 lot để có nhiều lợi nhuận hơn, bắt buộc bạn cần Đòn bẩy.
Giả sử bạn chọn Đòn bẩy 1:500, bạn có thể giao dịch với khối lượng tối đa 1000$ x 500 = 500 000$ = 5 lot.
Xem lại bài học Lot là gì? Tương quan giữa Lot và Đòn bẩy.
4. Margin là gì?
Margin chính là Ký quỹ.
Để mở 1 lệnh giao dịch, bạn cần phải có 1 số tiền nhất định. Số tiền này gọi là tiền Ký quỹ (Margin).
Ví dụ: nếu bạn muốn mua USDJPY trị giá 100.000 USD, bạn không cần phải đưa ra toàn bộ số tiền, bạn chỉ cần đưa ra một phần, như 3.000 USD. Số tiền thực tế phụ thuộc vào nhà môi giới của bạn.
Margin có thể được coi là một khoản ký gửi (tài sản thế chấp) cần để bạn mở một lệnh giao dịch hoặc giữ cho nó không bị đóng khi lệnh của bạn bị lỗ.
Margin KHÔNG phải là một khoản phí hoặc chi phí giao dịch.
Tiền ký quỹ chỉ đơn giản là một phần tiền của bạn mà nhà môi giới giữ cho giao dịch được mở và để đảm bảo rằng bạn có thể bù đắp tổn thất của giao dịch.
Margin Requirement là gì?
Nói 1 cách đơn giản, Yêu cầu ký quỹ là tiền ký quỹ được thể hiện bằng %.
Tùy thuộc vào cặp tiền tệ và nhà môi giới, số tiền ký quỹ cần thiết để mở có thể khác nhau.
Bạn có thể thấy các yêu cầu ký quỹ như 0,25%, 0,5%, 1%, 2%, 5%, 10% hoặc cao hơn.
Tỷ lệ phần trăm này (%) được gọi là Yêu cầu ký quỹ .
Required Margin là gì?
Đây là ký quỹ bắt buộc, là tiền ký quỹ được thể hiện bằng số tiền cụ thể.
Chúng ta hãy nhìn vào một giao dịch EURUSD điển hình. Để mua hoặc bán 1 lot EURUSD mà không cần đòn bẩy, sàn môi giới sẽ yêu cầu nhà giao dịch nạp 100 000 USD vào tài khoản để có thể giao dịch.
Nhưng với Yêu cầu ký quỹ là 2% , chỉ cần 2000 USD (Số tiền ký quỹ bắt buộc) của các nhà giao dịch sẽ được yêu cầu mở và duy trì vị trí 100 000 EURUSD đó.
5. Used margin là gì?
Used margin được hiểu là Ký quỹ đã sử dụng.
Nếu bạn mở nhiều giao dịch cùng một lúc, mỗi giao dịch cụ thể sẽ có một Ký quỹ bắt buộc riêng.
Nếu bạn cộng tất cả Ký quỹ bắt buộc của tất cả các giao dịch đang mở, thì tổng số tiền đó được gọi là Ký quỹ đã sử dụng.
Ký quỹ đã sử dụng là tất cả các Ký quỹ bắt buộc đã bị khóa và không thể sử dụng để mở các lệnh giao dịch khác.
6. Equity là gì?
Equity được hiểu là Vốn chủ sở hữu hoặc vốn thực có – GIÁ TRỊ HIỆN TẠI của tài khoản giao dịch của bạn.
Vốn thực có (Equity) là tổng của Số dư tài khoản (Balance) và tổng lợi nhuận/thua lỗ của các giao dịch đang mở (Floating profit).
EQUITY = BALANCE + FLOATING PROFIT
Vì giá luôn chuyển động không ngừng => Floating profit luôn thay đổi => Equity luôn biến động.
Nếu tài khoản của bạn KHÔNG có bất kỳ giao dịch nào đang mở (Floating profit = 0), thì Equity = Balance.
Ví dụ: Bạn gửi 1000$ vào tài khoản của mình. Balance = 1000$.
- Bạn chưa thực hiện giao dịch nào trên thị trường: Equity = Balance = 1000$.
- Khi bạn thực hiện 1 giao dịch và đang có khoản lỗ 50$ (Floating Profit = -50$). Lúc này Equity = 1000 + (-50) = 950$.
Equity gọi là Vốn thực có vì nó phản ánh giá trị thực tài khoản của bạn. Equity quan trọng hơn Balance rất nhiều.
Bạn đã bao giờ trải qua việc như thế này: Bạn có tài khoản 10k$, tài khoản đang trong trạng thái “gồng lỗ” 8k$. Bạn luôn tự an ủi rằng “tài khoản vẫn còn 10k$, chưa chốt lệnh âm là chưa mất”.
Bạn đã bao giờ suy nghĩ như thế?
Tôi đoán rằng chúng ta đều đã từng trải qua những điều giống nhau phải không? …
7. Free margin là gì?
Free margin là chênh lệch giữa Equity (Vốn chủ sở hữu) và Used margin (ký quỹ đã sử dụng)
Ký quỹ còn dư đề cập đến Vốn chủ sở hữu trong tài khoản của nhà giao dịch KHÔNG bị ràng buộc trong các lệnh đang mở hiện tại.
Ký quỹ còn dư có thể được sử dụng để mở các lệnh giao dịch mới.
Free Margin = Equity – Used Margin
Theo công thức trên có thể thấy nếu trạng thái giao dịch của bạn đang có lãi, Equity sẽ tăng lên và Free margin sẽ tăng theo. Từ đó có thể giúp bạn mở thêm nhiều lệnh giao dịch khác nếu muốn.
- FREE MARGIN là số tiền KHÔNG bị khóa bởi các lệnh giao dịch đang mở và có thể được sử dụng để mở thêm các giao dịch mới.
- Khi FREE MARGIN ở mức 0 hoặc ít hơn, bạn sẽ không thể mở được các giao dịch mới,
8. Margin level là gì?
Margin level hay còn gọi là mức ký quỹ, đây là giá trị phần trăm (%) dựa trên số lượng Vốn chủ sở hữu so với Số tiền ký quỹ được sử dụng.
Mức ký quỹ cho phép bạn biết số tiền của mình có thể dùng để mở các lệnh giao dịch mới.
- Mức ký quỹ càng cao, số tiền có sẵn để bạn có thể vào những lệnh giao dịch mới càng nhiều.
- Mức ký quỹ càng thấp, số tiền có sẵn để bạn vào các lệnh giao dịch mới càng thấp.
Khi mức kí quỹ thấp đến một mức nào đó (được sàn quy định), bạn sẽ gặp phải tình trạng “Margin call” hoặc “Stop out” (chúng ta sẽ bàn về khái niệm này ở mục 9, 10)
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100%
Nền tảng giao dịch của bạn sẽ tự động tính toán và hiển thị Mức ký quỹ của bạn.
Mức ký quỹ rất quan trọng. Các sàn môi giới sẽ dựa vào mức ký quỹ để quyết định liệu bạn có thể vào thêm những lệnh giao dịch mới hay không.
Các sàn môi giới khác nhau đặt giới hạn Mức ký quỹ khác nhau, nhưng hầu hết các sàn môi giới đặt giới hạn này ở mức 100% .
Điều này có nghĩa là khi Vốn chủ sở hữu của bạn bằng hoặc thấp hơn Số tiền ký quỹ đã sử dụng của bạn, bạn sẽ KHÔNG thể mở thêm bất kì lệnh giao dịch mới nào.
Nếu bạn muốn vào lệnh mới, trước tiên bạn sẽ phải đóng các lệnh giao dịch hiện có.
Ví dụ : Giả sử bạn có số dư tài khoản là 1000 USD .
Bước 1: Tính tiền ký quỹ bắt buộc – Required margin
Bạn muốn vào lệnh Buy 0.1 lot USDJPY (tương đương 10 000 đơn vị). Yêu cầu ký quỹ là 4%. (Margin Requirement = 4%)
Vậy Ký quỹ bắt buộc = 10 000 x 0.04 = 400 USD
Bước 2: Tính toán ký quỹ đã sử dụng – Used Margin
Ngoài giao dịch bạn vừa tham gia, không có giao dịch nào khác mở.
Vì chỉ có một lệnh duy nhất mở, Số tiền ký quỹ được sử dụng sẽ giống như Số tiền ký quỹ bắt buộc.
Bước 3: Tính vốn chủ sở hữu – Equity
Hãy giả sử rằng giao dịch của bạn hiện đang giao dịch ở mức hòa vốn.
Điều này có nghĩa là Floating profit của bạn là 0 USD
Hãy tính toán Vốn chủ sở hữu:
Equity = Balance + Floating Profit = 1000 + 0 = 1000 USD
Bước 4: Tính mức ký quỹ – Margin Level
Bây giờ chúng ta đã biết Vốn chủ sở hữu, bây giờ chúng ta có thể tính Mức ký quỹ:
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100% = (1000/400) x 100% = 250%
Nếu Mức ký quỹ là 100% hoặc ít hơn, hầu hết các sàn giao dịch sẽ không cho phép bạn mở các giao dịch mới.
Trong ví dụ, vì Mức ký quỹ hiện tại của bạn là 250%, cao hơn 100%, bạn vẫn có thể mở các giao dịch mới.
9. Margin call là gì?
Margin call là một ngưỡng cụ thể mà khi tài khoản của bạn chạm đến ngưỡng này, bạn đang trong vùng nguy hiểm vì có thể có một vài hoặc tất cả các lệnh giao dịch của bạn buộc phải đóng.
Như đã nói bên trên, Margin level = (Equity / User margin) X 100% => margin level luôn biến động, và Margin call là một giá trị trong biến động đó.
Ví dụ : một số nhà môi giới ngoại hối có Margin call là 100%.
Ở hình minh họa trên, có thể thấy nếu Mức ký quỹ trong tài khoản của bạn giảm xuống 100% hoặc thấp hơn, một Margin call sẽ xuất hiện.
Margin call là một thông báo từ sàn môi giới cho bạn biết rằng Margin level đã giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu (ở đây là 100%)
10. Stop out là gì?
Stop out cũng tương tự như Margin call nhưng ở mức độ tồi tệ hơn rất nhiều.
Stop out xuất hiện khi Margin level (Mức kí quỹ) của bạn rơi xuống thấp hơn một giá trị % nhất định (Đã được sàn môi giới quy định trước).
Khi đó một vài hoặc tất cả giao dịch của bạn sẽ tự động bị hệ thống của sàn đóng lại.
Việc đóng các lệnh này bởi vì tài khoản của bạn không còn đủ ký quỹ để giữ các lệnh giao dịch tiếp tục mở.
Như vậy, Stop out xuất hiện khi Equity (vốn chủ sở hữu) thấp hơn một tỷ lệ % cụ thể của Số tiền ký quỹ đã sử dụng của bạn .
Khi Margin level (Mức ký quỹ) bằng hoặc thấp hơn mức Stop out thì sàn môi giới của bạn sẽ tự động đóng các lệnh giao dịch của bạn, bắt đầu với lệnh giao dịch sử dụng nhiều ký quỹ nhất, cho đến khi Margin level của bạn trở lại mức cao hơn Stop out.
Hành động đóng giao dịch này của bạn được gọi là một STOP OUT.
Kết luận
Bạn vừa trải qua một bài viết khá dài và cần tính toán một chút, nhưng tôi đã cố gắng truyền tải kiến thức một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
Khi bạn giao dịch Forex, gần như chắc chắn bạn sẽ sử dụng Đòn bẩy mà sàn môi giới cung cấp (không có trader cá nhân nào lại giao dịch Forex với đòn bẩy 1:1 cả phải không).
Vì vậy những kiến thức trên là cần thiết cho bạn để hiểu rằng điều gì đang thực sự xảy ra với tài khoản giao dịch của bạn.
Nếu bạn quản lý vốn tốt, bạn có thể sẽ không cần hiểu thuật ngữ từ 7-10 (Free margin, Margin level, Margin call và Stop out). Còn lại những thuật ngữ từ 1-6, bạn bắt buộc phải nắm rõ.
Bạn cần biết rằng để giao dịch thành công trên thị trường Forex cần nhiều công sức gấp trăm ngàn lần việc đọc hiểu các khái niệm ở trên.
Kiến thức đầu tư
Thế Giới Tài Sản Người Đồng Hành Chuyên Nghiệp Vượt Thời Gian.
ContentsMột trong những ưu điểm của thị trường Forex hấp dẫn các nhà giao dịch là có [...]
Lưu ý các mánh khoé lừa đảo khi đầu tư chứng khoán quốc tế 2023
ContentsMột trong những ưu điểm của thị trường Forex hấp dẫn các nhà giao dịch là có [...]
Tổng hợp giấy phép sàn Forex uy tín
Trong hơn nghìn sàn Forex thì chúng ta có thể chọn ra một nhà môi giới uy [...]
3 mẹo giúp bạn nâng cao kỷ luật bản thân khi giao dịch Forex
Giao dịch Forex là một nghề đòi hỏi một mức độ kỷ luật nhất định. Bạn [...]
Giao dịch quá mức trong Forex: Nguyên nhân và cách khắc phục
Một sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch mắc phải là giao dịch [...]
5 lý do bạn luôn bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng trong Forex
Bạn có thường bỏ lỡ những cơ hội giao dịch Forex tiềm năng không? Cảm giác do [...]
Giao dịch Forex một mình và theo nhóm: cách nào hiệu quả hơn?
Nên giao dịch Forex một mình hay giao dịch Forex theo nhóm? Bất kỳ phương pháp giao dịch nào [...]
3 điều cần chú ý khi “đu đỉnh, bắt đáy” khi giao dịch Forex
Một số người chơi trên thị trường bị thua lỗ thậm chí cháy tài khoản [...]